Mỗi ngày ta vẫn sẽ đến hàng tào phớ để phụ việc, bởi vì đó là nơi gần cửa ngõ nhất.
Đỗ gia sụp đổ, nợ nần của ta cũng coi như hết. Một thân không còn nợ nần gì nhẹ nhõm biết bao.
Chớp mắt đã đến ngày người ở Kinh thành đổ xô về trấn Bồ Liễu, trong trấn náo nhiệt vô cùng, mọi người kéo nhau đi về phía ngõ trấn.
.
Lý Hành Chu trong bộ quan phục Trạng Nguyên, cưỡi một con tuấn mã lớn, ở giữa đường đang có đầy người khua chiêng gõ trống chúc tụng, hắn dừng lại trước hàng tào phớ, dịu dàng gọi ta:
“Nương tử, ta tới đón nàng về nhà.”
Lý Hành Chu thi Đình đạt được ngôi vị đầu bảng, lại còn được đương kim Thánh thương ưu ái trò chuyện vui vẻ với hắn.
Vì diện mạo anh tuấn mà hắn lọt vào mắt xanh của công chúa, xém chút đã nhận được thánh chỉ ban hôn làm phò mã.
Hắn dâng thư xin Bệ hạ ân chuẩn để hắn được đi đến tất cả các nơi xa. Tất cả mọi người nhìn hắn đầy tiếc nuối, hắn lại vui tươi hớn hở mà dắt ta lên đường.
Sau này, ta cùng hắn đi qua rất nhiều quận, huyện, có nơi an ninh rất hỗn loạn, đời sống người dân rất khốn khổ.
Lý Hành Chu đã dành một thời gian dài để giải quyết các vấn đề sinh sống của người dân địa phương. Mỗi quận mà Lý Hành Chu nhậm chức đều thay đổi đáng kể và người dân địa phương có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Mà ta cũng sống đúng như hắn mong muốn, mỗi ngày chỉ cần nghĩ xem hàng ăn vặt nhà nào ngon, nhà nào may xiêm y váy áo đẹp, vui sướng cả ngày.
Ta cũng không có bám vào hắn đâu nha, những cửa hàng đó đều do ta mở.
Lúc đầu là bởi vì để kiếm tiền cho gia đình nên ta vẫn lăn lộn, bày bán các hàng quán nhỏ nhỏ.
Làm quan thì làm quan chứ bọn ta vẫn nghèo hoàn nghèo thôi!
Vào lúc nghèo nhất, bên dưới quan phục của Lý Hành Chu là một lớp áo đầy chỗ vá.
Lúc ta bận rộn buôn bán, đôi khi Lý Hành Chu về nhà không nhìn thấy ta, liền tới đầu phố tìm ta, cùng phụ ta bán hàng.
Bổng lộc của hắn đa phần đều dùng để giúp đỡ cho tụi nhỏ trong trấn đi học, trong nhà đều dựa vào tiền ta buôn bán được mà sống qua ngày.
Không biết có phải do ta và Lý Hành Chu chăm chỉ làm việc thiện tích đức hay không mà công việc làm ăn của ta ngày một tốt lên, từ một hàng lại biến thành hai hàng.
Vậy mà chúng ta vẫn là nghèo, đa phần tiền kiếm được sẽ mang đi đóng góp cho Thư viện ở địa phương.
Cho dù nghèo thì mỗi năm Lý Hành Chu đều sẽ khắc cho ta một con hỉ thước nhỏ. Có khi làm bằng gỗ, có khi bằng ngọc cũng có khi làm bằng bùn.
Vào năm ta nhận được con chim hỉ thước thứ 6 thì con gái đầu tiên của chúng ta ra đời.
Mặt đứa nhỏ thì giống cha nó, đầu óc thì lại giống ta, một tiểu tiên nữ ngốc nghếch.
Sau này ta lại sinh thêm một đứa rồi lại một đứa nữa.
Một nhà hai người biến thành năm người, trong nhà cả ngày gà bay chó sủa.
Chịu không nổi nữa nên ta bèn viết thư kể khổ với Tề Thiệu, huynh ấy đi đường suốt đêm tới rồi lại giúp chúng ta trông coi bọn nhỏ, sau này thì giúp ta quản lý thêm mấy cửa hàng.
Công việc làm ăn vào tay huynh ấy thì thuận buồm xuôi gió, mỗi ngày một lớn, về sau huynh ấy lại bôn ba đem các cửa hàng mở rộng ra khắp nơi.
Ta giờ đây rảnh rỗi vô cùng, chỉ ở nhà chăm lo cho mấy đứa nhỏ, cả một nhà năm người bọn ta đều do Tề Thiệu nuôi hết!
Lý Hành Chu cùng Tề Thiệu thì lại trở thành huynh đệ thân thiết tới mức có thể mặc chung một cái quần, cái người Lý Hành Chu này còn không hề biết xấu hổ mà dựa dẫm vào huynh mình suốt ngày.
Mỗi ngày Lý Hành Chu bận rộn cùng người dân nghiên cứu thuỷ lợi mương máng, vẽ bản vẽ đào bùn, giải quyết được vấn đề nước sạch của địa phương, vậy mà hắn rất vui vẻ.
Sau này khi chiến tích của Lý Hành Chu truyền tới kinh thành, hắn được Thánh thượng ngợi khen, cho hắn thăng quan, điều hắn về làm Quận thủ của Châu phủ.
Lý Hành Chu cứ bước từng bước một về tới kinh thành, đặt chân vào Nội các. Địa vị hắn chạm tay đến ngày càng cao, trách nhiệm cũng càng ngày càng nhiều.
Khi tụi nhỏ bắt đầu lớn hơn một chút, ta mở một thư viện, Tề Thiệu bỏ tiền giúp đỡ rất nhiều thư sinh nghèo khó, đây đều là những người sau này sẽ nắm giữ sơn hà xã tắc trong tay.
Con đường Lý Hành Chu đi ngày càng rộng mở, mà ta chưa bao giờ lo lắng mình sẽ theo không kịp hắn bởi vì ta biết, Lý Hành Chu nhất định sẽ chờ ta.
[HOÀN]